Sẹo rỗ: có bao nhiêu loại sẹo trên lâm sàng

Sẹo rỗ là một vấn đề da liễu ngày càng phổ biến và xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống và khiến chị em thiếu tự tin trong giao tiếp hằng ngày. Để hiểu hơn về các loại sẹo rỗ và cách điều trị thì mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây. 

Sẹo rỗ là gì? 

Sẹo rỗ là trình trạng da xuất hiện các vết lõm sâu có kích thước, hình dạng không đồng đều trên bề mặt da. Sau các tổn thương sâu, đặc biệt là do mụn trứng cá, thủy đậu hoặc các chấn thương khác. Khi tổ chức nguyên bào sợi ở trung bì bị tổn thương, đứt gãy. Không sản xuất collagen, elastin làm mất khả năng tái tạo da. Không thể lấp đầy vết thương nên khi vết thương lành để lại những vết lõm trên da. 

Dù tình trạng này không gây ngứa ngáy, khó chịu, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng các vết rỗ trên da (đặc biệt ở mặt) khiến người bệnh thiếu tự tin. Bệnh lý gây ra các tổn thương dưới dạng viêm và hình thành sẹo thường gặp nhất tại mặt chính là mụn.

Phân loại  các loại sẹo rỗ

Hiện nay, trong lâm sàng có rất nhiều loại sẹo rỗ khác nhau điển hình là các loại sau đây:

Sẹo rỗ đáy vuông 

Thường có các cạnh thẳng đứng, rộng hơn sẹo chân đáy nhọn, đường kính từ 2mm – 4mm và sâu khoảng 1.5mm. Đáy hố tương đối bằng và nông. Chúng giống như một vết lõm lớn hoặc miệng núi lửa phổ biến ở dưới má, hàm. Những vết sẹo hình chân vuông được hình thành từ nặn mụn sai cách hoặc do hậu quả từ bệnh thủy đậu.

Sẹo rỗ đáy nhọn 

Có hình dạng như vật nhọn đâm sâu vào cấu trúc da. Sẹo thường rộng hơn 2mm và sâu hơn 0.5mm khiến bề mặt da lỗ chỗ, kém mịn màng,.. Các vết sẹo này chủ yếu là kết quả thứ phát do không điều trị mụn trứng cá dứt điểm. Đây là một trong những dạng sẹo rỗ khó điều trị và dễ bị hiểu nhầm thành tình trạng lỗ chân lông to.

Sẹo rỗ lượn sóng: 

Sẹo lõm xuống theo dạng hố tròn và tương đối sâu với kích thước từ 2-3mm, lớn hơn sẹo đáy nhọn 2 đến 3 lần. Sẹo có hình dạng giống như những vết lượn sóng. Nguyên nhân hình thành có thể do các tế bào tại vị trí mụn viêm bị hoại tử (do thời gian điều trị mụn kéo dài) không có tế bào thay thế, dẫn đến da lõm xuống và tạo thành mô sẹo. 

Ngoài ra còn có sẹo rỗ hỗn hợp: 

Lúc này tình trạng da xuất hiện tất cả các dạng sẹo rỗ đáy nhọn, chân vuông, đáy tròn,… làm da kém mịn màng hơn. Vì các nốt mụn sau khi lành không có một quy tắc hình thành sẹo giống nhau. Tùy thuộc vào đó là loại mụn, vết viêm nhiêm đó to hay nhỏ. 

Nguyên nhân gây ra sẹo rỗ

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sẹo rỗ nhưng chủ yếu là do những nguyên nhân sau: 

Do mụn bọc, mụn trứng cá

Loại sẹo này thường có bề mặt tròn đều, hõm sâu, diện tích không quá lớn (2 – 5mm). Tùy theo từng trường hợp mà mật độ sẽ khác nhau. Tuy nhiên thường thấy ở nơi có trứng cá bọc xuất hiện như trán, hai bên má và mũi. Sẹo lõm do mụn trứng cá để lại rất khó chữa theo các cách thông thường vì mối liên kết dưới da bị đứt gãy, tổn thương nặng nề trong quá trình bị mụn.

Nặn mụn không đúng cách

Sẽ làm đứt gãy liên kết các tế bào sợi gây khó khăn trong việc tổng hợp elastin và collagen. Điều này, sẽ khiến hình thành sẹo rỗ trên bề mặt da.

Chăm sóc da không đúng cách

Đây là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến tình trạng mặt bị rỗ. Với những thói quen xấu và chăm sóc da sai dẫn đến tình trạng bị viêm nhiễm, vùng da bị tổn thương nặng và hình thành vết rỗ.

Do thủy đậu hay bỏng rạ

Bệnh thủy đậu do virus varicella zoster gây nên. Với các mụn nước khắp cơ thể, cùng với cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Bệnh thường khỏi từ 3 – 4 tuần, các nốt thủy đậu sẽ tự khô và thường không để lại sẹo. Tuy nhiên, một số trường hợp không được chăm sóc cẩn thận và đúng cách, các nốt thủy đậu vẫn để lại sẹo rỗ. Loại sẹo này có bề mặt rộng hơn từ 3-8 mm, lớn hơn sẹo do trứng cá để lại nhưng nông hơn và mọc rải rác trên mặt.

Cách điều trị sẹo rỗ

Công nghệ Laser Fractional CO2, phương pháp bóc tách sẹo bằng kim hay bằng khí CO2, phương pháp huyết tương giàu tiểu cầu PRP, peel da, lăn kim,…

Lời kết 

Với y học hiện đại ngày nay, điều trị sẹo rỗ không quá khó. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị còn tùy thuộc vào tình trạng sẹo rỗ. Ngoài ra, người bệnh cần đến các cơ sở trị sẹo rỗ uy tín, khám và nhận định đúng tình trạng, lựa chọn phương pháp phù hợp, cách chăm sóc sau điều trị,..