Mụn trứng cá và top 5 nguyên nhân gây mụn phổ biến

Mụn trứng cá là một vấn đề da liễu phổ biến bất kể giới tính, màu da, chủng tộc.Trên lâm sàng, bệnh biểu hiện đa dạng gồm mụn ẩn,mụn viêm, da sần sùi, sẹo rỗ, thâm sạm. Có thể kèm theo ngứa, rát. Mặc dù diễn tiến của bệnh có thể tự giới hạn ảnh rất ít hưởng sức khỏe tổng quát. Nhưng ảnh hưởng về thẩm mỹ khiến người bệnh mất tự tin trong tâm lý và giao tiếp xã hội.  Mang lại những lo lắng phiền muộn trong cuộc sống thường ngày. 

Mụn là gì?

Mụn trứng cá là một bệnh viêm mạn tính của đơn vị tuyến bã – nang lông. Đặc trưng bởi các tổn thương không viêm như mụn đầu đen, đầu trắng. Hoặc tổn thương viêm như các sẩn viêm, sẩn mủ, cục, nang. Các tổn thương phân bố chủ yếu vùng nhiều tuyến bã như mặt, ngực, lưng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính với 85% gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên dậy thì. 
Những nguyên nhân gây mụn phổ biến
  Những nguyên nhân gây mụn phổ biến Có rất nhiều những nguyên nhân gây ra mụn. Tuy nhiên sau đây là 5 nguyên nhân phổ biến mà các chuyên gia trong ngành đánh giá là nguyên nhân nghiêm trọng nhất. 

Không làm sạch da đúng cách

Quá trình làm sạch da không kỹ hoặc làm sạch da không đúng cách có thể là nguyên nhân khởi phát. Sau đây là một số lỗi sai trong quá trình làm sạch da mà người bị mụn thường mắc phải:
  • Sử dụng sản phẩm có thành phần và độ pH không phù hợp với làn da: da của chúng ta có độ pH tự nhiên khoảng 4,7. Một số loại sữa rửa mặt có thành phần hoặc độ pH quá chênh lệch với da. Dẫn đến phá vỡ sự cân bằng tự nhiên có thể dẫn đến sản xuất bã nhờn quá mức. Hoặc tạo ra môi trường thuận lợi sự phát triển của vi khuẩn.
  • Làm sạch da quá mức hoặc tẩy tế bào chết quá nhiều làm thương tổn lớp làm rào bảo vệ da. Làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da khiến da tiết ra nhiều dầu hơn. Để cố gắng bù đắp cho tình trạng khô da, dẫn đến lỗ chân lông bị tắc và nổi mụn. Theo khuyến cáo nên làm sạch từ 2-3 lần/ngày. 
  • Làn da nhạy cảm, dị ứng có thể gặp phản ứng bất lợi với một số thành phần trong sản phẩm làm sạch. Dù được khuyến cáo dùng cho da mụn (như AHA, BHA,..). Khi có dấu hiệu bị kích ứng với sản phẩm thì nên ngưng dùng ngay và theo dõi. Đến thăm khám với bác sĩ da liễu. 
  • Nguồn nước làm sạch không đảm bảo chất lượng về vệ sinh và độ tinh khiết

 Ăn quá nhiều chất có hại

Mụn trứng cá ảnh hưởng đến gần 10% dân số toàn cầu. Bị ảnh hưởng bởi nhiều cơ chế khác nhau và chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò quan. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm đã được nghiên cứu có mối liên quan đến tình trạng mụn trứng cá.

Ngũ cốc tinh chế

Chế độ ăn nhiều carbohydrate tinh chế như đồ uống có đường, bánh ngọt, bánh mì trắng và gạo trắng. Làm lượng đường trong máu tăng đột biến và nồng độ insulin tăng cao đối với hoạt động của androgen sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất bã nhờn khiến da bị nổi mụn.

Sữa nguyên kem

Việc tiêu thụ sữa cũng có liên quan đến mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá. Đặc biệt là ở thanh thiếu niên. Các nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ sữa hoặc kem làm từ sữa thường xuyên làm tăng khả năng bị mụn trứng cá gấp bốn lần. 

Chất béo, dầu mỡ, thức ăn nhanh (Omega-6)

Các thực phẩm nhiều axit béo không bão hòa (omega-6) kích hoạt quá trình viêm và tăng sinh mụn trứng cá. Sự mất cân bằng giữa axit béo omega-6 và omega-3 làm mụn trứng cá trầm trọng hơn. Ngoài ra còn tăng nguy cơ bệnh lý toàn thân như béo phì và viêm khớp.

Whey protein (Protein tăng cơ)

Whey protein là một loại thực phẩm bổ sung giúp tăng trưởng cơ bắp phổ biến ở những người tập thể hình. Tuy nhiên, các axit amin như leucine và glutamine trong whey protein lại thúc đẩy tăng hormon androgen nội sinh và hình thành mụn trứng cá.

Stress/mất ngủ

Nguyên nhân của việc nổi mụn do stress/mất ngủ này là do các hormone bị tiết ra nhiều trong quá trình cơ thể đối mặt với căng thẳng. Bao gồm hormone cortisol và androgen kích thích da tăng tiết bã nhờn. Các vi khuẩn ăn bã nhờn cũng vì điều này mà sinh sôi nhiều hơn. Điều này thúc đẩy hệ miễn dịch phản ứng và gây viêm trên da. Nếu căng thẳng lo âu kéo dài thì tình trạng mụn càng trầm trọng hơn

không tuân thủ điều trị

Ngoài việc chẩn đoán và đưa ra liệu trình điều trị chính xác. Thì mức độ tuân thủ của bệnh nhân là yếu tố then chốt để đảm bảo hiệu quả điều trị như mong muốn. Theo 1 nghiên cứu ở Nhật Bản trên 425 bệnh nhân mụn trứng cá. Những yếu tố góp phần đưa đến sự không tuân thủ điều trị gồm: thiếu giáo dục bệnh nhân, tác dụng phụ của thuốc, phác đồ điều trị quá phức tạp, mức độ hài lòng của bệnh nhân, chi phí điều trị và lối sống bận rộn. 

không kiên nhẫn

Mụn trứng cá là bệnh lý da mạn tính đòi hỏi thời gian điều trị lâu dài từ vài tháng trở lên. Hiệu quả cần phải kiên nhẫn. Mục đích điều trị là ngăn những đợt mụn mới bộc phát. Và những vết tích do mụn cũ cần được  cải thiện theo thời gian chứ không thể ngày một ngày hai. Thời gian đến lúc đạt hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào loại da và tình trạng mụn, lối sống, sinh hoạt thói quen. Và phác đồ điều trị mụn hợp lý cho từng cá nhân cá thể. Khi thấy mụn trứng cá đã có dấu hiệu cải thiện nhờ dùng thuốc uống, thuốc thoa, liệu trình. Thì một số người bệnh lại tự ý ngừng quy trình điều trị mà không tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn. Điều này rất dễ dẫn đến tình trạng mụn tái phát, thậm chí còn trở nên nghiêm trọng hơn. 

Lời kết:

Mụn trứng cá là một bệnh lý da liễu rất phổ biến và gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh tuy không khó trị nhưng lại có nhiều lý do làm cho việc điều trị mụn trở nên dai dẳng, trì trệ và khó kiểm soát. Hi vọng rằng qua bài viết trên, bạn sẽ cập nhật thêm được kiến thức mới. Và có chế độ sinh hoạt hợp lý để có được làn da trắng sáng mịn màng nhé.