Mùa mưa giúp cho độ ẩm trong không khí gia tăng, không khí sạch và trong lành hơn. Tuy nhiên mùa mưa cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển các bệnh lý như: nấm da, viêm nang lông, viêm da tiếp xúc dị ứng, sốt xuất huyết… Và trong số đó thì nấm da là một bệnh lý thường gặp.
Bệnh nấm là gì?
Bệnh nấm da là một bệnh nhiễm trùng da hay gặp do vi nấm gây nhiễm trùng nông ở trên da. Mô đích của vi nấm hướng tới thường là da, lông, tóc, móng. Vị trí mắc thường là ở các vùng da kín, nhiều mồ hôi như nách, bẹn, thắt lưng, tóc móng. Bệnh không gây nguy hiểm tính mạng nhưng sẽ gây cảm giác ngứa khó chịu và làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Tại sao mùa mưa là thời điểm dễ phát bệnh nấm da?
Nhiệt độ thích hợp cho vi nấm phát triển khoảng 25 – 30C, pH từ 6,9 – 7,2. Trên da người, nấm sẽ phát triển ở vùng da nào ẩm ướt. Có nhiều mồ hôi như ở bẹn, bìu, kẽ các ngón chân, tay, xung quanh thắt lưng. Nếp dưới vú, nách, cổ và ngay cả da vùng đầu. đó là lý do tại sao vào mùa mưa thì bệnh lý này sẽ phát triển nhiều hơn.
Những nguyên nhân gây ra bệnh nấm mùa mưa
- Độ ẩm cao
- Tiếp xúc với nước bẩn
- Mặc quần áo ẩm
- …
Những dấu hiệu nhận biết bệnh nấm da
Nấm thân: Đầu tiên sẽ là triệu chứng ngứa, đặc biệt là ngứa nhiều lúc ra mồ hôi. Thường sẽ thấy ở da có các mảng hồng ban giới hạn rõ. Xung quanh mảng hồng ban có các mụn nước li ti. Tạo thành đường viền giới hạn rất rõ với da lành bên ngoài. Đường Viền sẽ càng ngàng càng lan rộng và tạo thành hình vòng cung.
Nấm kẽ: Bệnh thường gặp ở người chân bị ngâm trong nước nhiều giờ, liên tục nhiều ngày. Do nghề nghiệp như: nông dân chế biến thực phẩm… Vùng kẽ tay kẽ chân sẽ bị tróc da, xuất hiện mụn nước và các vết lỡ, rất ngứa.
Nấm móng: móng tay, móng chân đổi màu, dày lên hoặc khuyết vào trên mặt móng lỗ chỗ hoặc tạo thành rãnh. Dưới rãnh có chất bột vụn. và có thể lây từ móng này sang móng khác.
Nấm tóc: Biểu hiện là trên mỗi một sợi tóc có nhiều hạt màu đen bám vào, hoặc có vảy mỏng hay ngứa da vùng đầu, tóc bị xén cụt ngắn.
Cách phòng tránh bệnh nấm hiệu quả
- Các phương pháp phòng ngừa bệnh sẽ giúp ích rất nhiều để hạn chế những đợt tái phát hoặc là phòng ngừa căn bệnh này. Các phương pháp có thể kể đến như sau:
- Tránh mặt quần áo ẩm ướt hoặc đồ quá chật. Lau khô, sấy tóc sau khi gội đầu. Không để tóc ướt khi đi ngủ
- Các kẽ ngón tay chân thường xuyên lau khô, không để ứ đọng nước và mồ hôi, nhất là những người thường xuyên làm công việc nội trợ, chế biến thực phẩm.
- Vệ sinh cơ thể thường xuyên, thay quần áo ngay sau khi bị ngấm nước mưa hoặc sau khi chơi thể thao ra nhiều mồ hôi.
- Tránh xa những loài động vật có khả năng gây bệnh với biểu hiện như: gãi ngứa liên tục, ghẻ, rụng lông, lờ đờ,…
- Vệ sinh quần áo đúng cách.
- Cuối cùng là nên hạn chế tự sử dụng các sản phẩm thuốc thoa. Có khả năng gây ức chế miễn dịch ở da như là tự sử dụng thuốc thoa chứa corticoid lâu ngày.
Lời kết
Hi vọng những thông tin vừa chia sẻ về bệnh nấm da có thể giúp mọi người có thêm thông tin về bệnh và có thể phòng tránh được bệnh lý này trong mùa mưa. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh nấm da, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.