Viêm Da Tiếp Xúc – Khi Làn Da “Phản Ứng” Với Mỹ Phẩm & Môi Trường

Viêm da tiếp xúc là gì?

Viêm da tiếp xúc là phản ứng viêm cấp tính hoặc mạn tính của da với một số yếu tố trong môi trường khi tiếp xúc với da.

Sự khác nhau giữa viêm da tiếp xúc dị ứng và kích ứng

Viêm da tiếp xúc dị ứng (VDTXDƯ) là phản ứng tăng nhạy cảm của da đối với các dị nguyên. Tổn thương là dát đỏ, mụn nước, có khi loét trợt hoại tử, ngứa. Bệnh tiến triển dai dẳng, hay tái phát nếu không phát hiện và loại trừ được dị nguyên.

Viêm da tiếp xúc kích ứng (VDTXKƯ) là biểu hiện của phản ứng trên da đối với các tác nhân hóa học, lý học và sinh học bên ngoài. Biểu hiện của VDTXKƯ khá đa dạng bao gồm dát đỏ, mụn nước, trợt da, loét, kèm cảm giác châm chích, rát bỏng.

Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc

Mỹ phẩm (kem dưỡng, serum, makeup…)

  • Xà phòng, chất tẩy rửa, sản phẩm rửa tay nhanh: Hỗn hợp hương thơm, chất bảo quản.
  • Thường có trong thuốc kem, thuốc mỡ: Neomycin sulfate 

Nước hoa, hóa chất tẩy rửa, chất tạo mùi

  • Axit và chất kiềm: hydrofluoric acid, cement, chromic acid, phosphorus, oxide, phenol, metal salts. (nồng độ đậm đặc dẫn đến phỏng do hóa chất và hoại tử).
  • Dung môi trong công nghiệp: than đá, hắc ín, dung môi, petroleum, chlorinated hydrocarbons, dung môi cồn, ethylene glycol ether, dầu thông, ethyl ether, acetone, carbon dioxide, DMSO, dioxane, styrene.

Thời tiết, ô nhiễm môi trường

  • Thời tiết khô, ẩm, nóng, lạnh,…
  • Bụi, nấm mốc, mạt bụi, lông hay da thú cưng,…

Thực vật

Cây đại kích, cây ba đậu, cây trạng nguyên, cây mao lương hoa vàng, cây tầm ma, cây tiêu, cây ớt cựa gà, cây lê gai.

Kim loại

  • Bông tai, dây chuyền,…
  • Kim loại trong quần áo như Nickel sulfate.

Triệu chứng nhận biết viêm da tiếp xúc

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: phụ thuộc vào mức độ nặng, vị trí và thời gian bị bệnh, VDTXDƯ có thể cấp tính, bán cấp và mạn tính. 
  • Triệu chứng: Da đỏ, ngứa, nổi mẩn. Cảm giác châm chích, nóng rát.
  • Cấp tính: xuất hiện mụn nước trên nền hồng ban giới hạn rõ và phù và/hay sẩn; trường hợp nặng bóng nước, trợt xuất tiết và tạo mài.
  • VDTX kích ứng: Thương tổn da thay đổi từ hồng ban đến tạo mụn nước, ăn mòn da, phỏng với hoại tử. Hồng ban giới hạn rõ và phù nông tương ứng với nơi tiếp xúc chất kích ứng. Phân bố đơn độc, tại chỗ rồi lan đến một vùng hoặc toàn thân tùy vào độc tính của tác nhân.

Viêm da tiếp xúc có nguy hiểm không?

Các trường hợp nhẹ có thể tự hết?

Viêm da tiếp xúc kích ứng thường lành bệnh trong vòng 2 tuần khi tác nhân kích ứng bị loại bỏ. Nếu tình trạng viêm da nhẹ, người bệnh có thể không cần điều trị hay uống thuốc. Tuy nhiên nếu có tình trạng viêm da có thể gặp bác sĩ để giảm triệu chứng và lành thương nhanh hơn. Thêm vào đó, bệnh có thể biến chứng nặng như nhiễm trùng nếu điều trị không đúng cách.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Viêm da tiếp xúc thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng sống và thẩm mỹ da. Viêm da có thể gây đau nhức, khó chịu, cản trở sinh hoạt. Những vùng da viêm nặng có thể để lại thâm, sẹo, gây mất thẩm mỹ sau khi đã hết bệnh.

Vì vậy khi có những triệu chứng nên đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân, điều trị giảm triệu chứng, giảm nhẹ và hạn chế biến chứng xảy ra.

Cách điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả

  • Loại bỏ tác nhân gây kích ứng
    • Tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc các hóa chất bằng các phương tiện bảo vệ như găng tay, kính, tấm chắn
  • Sử dụng thuốc bôi, kem dưỡng phục hồi
    • Giai đoạn cấp tính: Đắp mát, đắp ướt/nhúng vùng bị ảnh hưởng với dung dịch Burow (aluminum acetate), hoặc thuốc tím pha loãng 1/10.000.
    • Thuốc bôi: Glucocorticoid tại chỗ, lựa chọn tùy mức độ bệnh. Ngoài ra có Pimecrolimus, tacrolimus tại chỗ cũng có hiệu quả.
    • Chất làm ẩm dùng rộng rãi và thường xuyên tăng giữ nước cho da, thành phần lipid của chất làm ẩm cải thiện hàng rào bảo vệ da bị tổn thương. Chất làm ẩm giàu lipid vừa phòng ngừa và điều trị VDTX kích ứng.
    • Thuốc uống: Tùy mức độ nặng của bệnh, giảm nhẹ triệu chứng,…
  • Các phương pháp điều trị y khoa tại phòng khám.

Cách phòng tránh viêm da tiếp xúc

  • Cách thử mỹ phẩm trước khi sử dụng
    • Sản phẩm nghi ngờ được thoa hai lần một ngày lên vùng da cẳng tay có đường kính 5 cm trong 5 – 10 ngày. Không nổi mẩn đỏ hoặc sưng có nghĩa là khó xảy ra dị ứng tiếp xúc với sản phẩm đó. Một số sản phẩm có khả năng gây kích ứng cao không thể được lặp lại một cách an toàn khi thử nghiệm test áp mở hoặc bịt kín, khi đó chúng có thể cần được pha loãng thích hợp hoặc liên hệ bác sĩ.
    • Patch test được thực hiện tại bệnh viện
  • Chăm sóc da đúng cách khi tiếp xúc với hóa chất
    • Nên mang găng tay bảo vệ tay khi làm bất cứ việc gì ẩm hoặc tiếp xúc hóa chất
    • Nếu tiếp xúc với các chất dị ứng, rửa vùng tiếp xúc với nước hoặc dung dịch trung hòa yếu.

Cách phòng tránh viêm da tiếp xúc

Thử mỹ phẩm trước khi sử dụng

  • Sản phẩm nghi ngờ được thoa hai lần một ngày lên vùng da cẳng tay có đường kính 5 cm trong 5 – 10 ngày. Không nổi mẩn đỏ hoặc sưng có nghĩa là khó xảy ra dị ứng tiếp xúc với sản phẩm đó. Một số sản phẩm có khả năng gây kích ứng cao không thể được lặp lại một cách an toàn khi thử nghiệm test áp mở hoặc bịt kín, khi đó chúng có thể cần được pha loãng thích hợp hoặc liên hệ bác sĩ.
  • Patch test được thực hiện tại bệnh viện

Chăm sóc da đúng cách khi tiếp xúc với hóa chất

  • Nên mang găng tay bảo vệ tay khi làm bất cứ việc gì ẩm hoặc tiếp xúc hóa chất
  • Nếu tiếp xúc với các chất dị ứng, rửa vùng tiếp xúc với nước hoặc dung dịch trung hòa yếu.

Viêm da tiếp xúc là bệnh lý da liễu khá phổ biến, nó có thể khiến làn da khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Nếu thấy da mẩn đỏ, ngứa rát hoặc kích ứng kéo dài, đừng chủ quan. Hãy lắng nghe làn da và tìm đến chuyên gia để được tư vấn kịp thời. Đừng để những vấn đề nhỏ trở thành nỗi lo lớn. Lạc’s Beauty Center luôn sẵn sàng đồng hành, giúp bạn tìm ra giải pháp phù hợp để làn da phục hồi khỏe mạnh.

BS. Nguyễn Thị Như Bình