Mụn rộp: Triệu chứng và cách chữa trị

Mụn rộp là bệnh ngoài da thường gặp do nhiễm virus Herpes simplex. Bệnh không chỉ gây nên nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chỉ là khả năng sinh sản của người bệnh.

Mụn rộp sinh dục thường được biết đến với tên gọi là Herpes sinh dục, căn bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Tác nhân gây bệnh là virus Herpes simplex (HSV). Trong đó, virus HSV 1 thường gây ra các triệu chứng ở quanh môi, miệng, mũi, ngực và cánh tay của bệnh nhân. Nếu nhiễm virus HSV 2, bạn sẽ thấy mụn rộp xuất hiện ở bộ phận sinh dục, trực tràng,…

Nguyên nhân gây ra mụn rộp

Nguyên nhân gây bệnh do vi rút Herpes simplex (Herpes simplex virus – HSV) gây ra. HSV có 2 type là HSV-1 và HSV-2. Herpes sinh dục chủ yếu do HSV-2. Tuy nhiên, HSV-1 hiện nay đang có xu hướng tăng do quan hệ miệng -sinh dục. Nhiễm HSV là tình trạng mạn tính suốt đời, có thể có các đợt tái phát. Hầu hết các trường hợp nhiễm HSV không có triệu chứng hoặc triệu chứng không điển hình, do đó phần lớn người nhiễm HSV-2 không được chẩn

Con đường lây truyền: 

  • Quan hệ tình dục bao gồm quan hệ âm đạo, hậu môn hoặc miệng. Không sử dụng các biện pháp an toàn như dùng bao cao su, quan hệ bừa bãi với nhiều bạn tình.
  •  Người lành tiếp xúc với vết thương hở hoặc dịch tiết từ cơ thể người bị bệnh có thể nhiễm virus.
  • Trong trường hợp mụn rộp sinh dục ở phụ nữ mang thai. Virus HSV có thể được truyền từ người mẹ sang thai nhi trong quá trình sinh nở, gây sảy thai hoặc dị tật.
  •  Sử dụng chung các vật dụng cá nhân chẳng hạn như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, đồ lót,… hoặc những trường hợp dùng chung bơm tiêm. Cho/nhận máu của người bệnh cũng là lý do khiến mầm bệnh lây lan.

Triệu chứng của mụn rộp

Người bệnh mắc bệnh lần đầu tiên được gọi là nhiễm HSV sinh dục tiên phát. Hầu hết bệnh nhân nhiễm HSV sinh dục tiên phát có triệu chứng sau đó sẽ bị những đợt tái phát. Triệu chứng của các đợt tái phát thường nhẹ hơn đợt tiên phát. 

  • Nhiễm HSV sinh dục tiên phát:  bắt đầu là người bệnh có cảm giác, khó chịu, ngứa, rát rấm rứt tại chỗ. Bắt đầu bằng một vết đỏ, nề sau đó xuất hiện các mụn nước thành cụm, tròn hoặc hình cầu, đều nhau. Sau vài ngày, mụn nước vỡ, khô tại chỗ đóng vảy tiết vàng hoặc hơi nâu, gắn chặt, khi bong để lại một vệt đỏ sau đó trở lại bình thường không thành sẹo. Người bệnh cảm thấy đau khi đi tiểu, vùng sinh dục đau khi chạm vào, phụ nữ có thể ra huyết trắng.
  • Nhiễm HSV sinh dục thứ phát: Lâm sàng: các tổn thương tái phát thường ít hơn. Ở một bên và không đau nhiều như nhiễm HSV tiên phát, thường tự lành sau 5-10 ngày. Hầu như không có triệu chứng toàn thân.

Mụn rộp ở miệng (HSV-1)

Mụn rộp ở bộ phận sinh dục

Biến chứng của mụn rộp

Mụn rộp gây vết loét ở bộ phận sinh dục nên dễ dẫn đến nhiễm khuẩn, ở nữ giới là viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm phần phụ…Ở nam giới có thể gây viêm mào tinh hoàn, viêm tiền liệt tuyến…

Phụ nữ mang thai bị mụn rộp có thể lây bệnh cho con khi sinh đẻ, nguy cơ gây tổn thương não, mờ mắt thậm chí có thể gây tử vong ở trẻ.

Các phương pháp điều trị mụn rộp

Hầu hết các biện pháp điều trị mụn rộp sinh dục hiện nay đều tuân thủ theo nguyên tắc là:  

  • Điều trị tại chỗ chống bội nhiễm. Nếu bệnh nhân xuất hiện tình trạng bội nhiễm thì chỉ định sử dụng kháng sinh phổ rộng: một số loại thuốc bôi như Acyclovir bôi 3 lần/ngày, liên tục 1 tuần kết hợp với sử dụng dung dịch sát khuẩn betadine → chỉ hiệu quả với mức độ nhẹ.
  • Áp dụng thuốc uống kháng virus chống virus như acyclovir, valacyclovir và famciclovir để kiểm soát triệu chứng, nhanh lành vết thương đồng thời bài xuất virus ra khỏi cơ thể.
  • Phương pháp can thiệp ngoại khoa: laser, áp lạnh, đốt điện để tiêu diệt virus.
  • Bên cạnh đó, người bệnh cần áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị mụn rộp sinh dục để nâng cao thể trạng.
  • Trong thời gian có mụn rộp, hạn chế quan hệ tình dục hoặc sử dụng bảo vệ bằng bao cao su để giảm nguy cơ lây truyền virus cho người khác.
  •  Nếu bạn có triệu chứng như đau, ngứa, hoặc sưng, có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc kem giảm ngứa được kê toa bởi bác sĩ để giảm bớt khó khăn.
  • Giữ tinh thần lạc quan và kiểm soát stress thông qua yoga, thiền hay bất kỳ phương pháp nào để hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Tăng cường các loại thực phẩm giúp cải thiện sức đề kháng. Tập thể dục đều đặn, xây dựng đời sống tình dục lành mạnh.
  • Để tránh nhiễm trùng và làm giảm nguy cơ tái phát. Hãy thực hiện vệ sinh cá nhân và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch.

Phòng tránh và hỗ trợ điều trị

Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục, phải thực hiện các biện pháp phòng tránh như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. 

  • Quan hệ tình dục an toàn (bao cao su, dụng cụ bảo vệ), chung thủy một vợ một chồng một bạn tình
  • Không quan hệ tình dục với người bị mụn rộp cho đến khi vết loét hoàn toàn lành lặn
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế thức ăn có hàm lượng arginin cao (dừa, đậu nành, chocolate, cà rốt…)
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh: Ôm hôn, dùng chung đồ vật, mỹ phẩm,…
  • Nên đi khám chuyên khoa da liễu sớm nhất có thể kể từ khi có biểu hiện mụn rộp

Lời kết

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh mụn rộp sinh dục và da. Bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, cách điều trị và phòng ngừa. Để tránh gặp biến chứng nặng của bệnh và tái phát dai dẳng hãy liên hệ thăm khám bác sĩ sớm nhất có thể nhé.